Mục Lục
Bánh trung thu là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8 hàng năm của Việt Nam. Một chiếc bánh trung thu luôn mang theo nhiều ý nghĩa, không chỉ là món ăn cho người Việt trong những ngày này mà còn là một món quà để mang biếu những người thân yêu. Giờ đây, chỉ cần một vài bước đơn giản là bạn có thể tự làm bánh trung thu nhân thập cẩm tại nhàrất đơn giản.
Nhân bánh trung thu là một trong những yếu tố quyết định đến hương vị và mùi thơm của bánh rất nhiều. Bánh trung thu gồm rất nhiều các loại bánh như nhân thập cẩm, trứng muối, đậu xanh, khoai môn… Vỏ bánh quyết định độ giòn của bánh và kích thích vị giác của người dùng, đồng thời tạo ra vẻ đẹp cho bánh, kích thích mắt nhìn của mọi người.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nhân bánh: Các nguyên liệu cơ bản bao gồm: hạt sen, mứt bí, vừng rang, lạp xưởng, hạt điều, hạt sen, nước đường, mỡ đường, thịt gà, trứng. Nếu bạn thích thêm bất cứ nguyên liệu gì thì có thể thêm.
Mỡ đường bạn có thể mua ở bên ngoài hoặc tự làm. Cách làm rất đơn giản, mỡ rửa sạch rồi đun sôi, để nguội cho ráo nước. Trộn mỡ với đường theo tỷ lệ 1:2, cắt hạt lựu vào rồi để hỗn hợp cho đến khi chúng chuyển màu trong là được.
Vỏ bánh: Các nguyên liệu cơ bản gồm có: bột làm bánh, nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà. Bột làm bánh: bột bánh trung thu trộn sẵn là tốt nhất hoặc có thể sử dụng bột mì (có thể sẽ khiến vỏ bánh cứng).
Cách thực hiện
Bước 1: Vỏ bánh
Trộn bột mì, nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà thành một khối bột kết dính, mềm.
Bước 2: Nhân bánh
Trứng tách giữ lại lòng đỏ, ngâm lòng đỏ với rượu trắng, gừng, ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút để khử mùi tanh của trứng rồi xả lại với nước lạnh. Cho phần lòng đỏ này trộn đều với đường trắng, canh dầu mè rồi hấp chín.
Ức gà rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ, ướp với muối, hạt nêm cho ngấm gia vị. Nướng hỗn hợp này trong khoảng khoảng 40 – 50 phút ở nhiệt độ 150 độ C trong lò nướng.
Hạt điều, hạt mè rang khô, lạp xưởng nướng chín.
Trộn đều các hỗn hợp trên thành hỗn hợp mềm và kết dính rồi chia nhỏ thành từng phần để cho vào vỏ bánh.
Bước 3: Hoàn thành
Cho từng phần nhân bánh đã chia cho vào trong phần vỏ bánh rồi rắc một lớp bột bên ngoài. Cho bánh vào khuôn để tạo kiểu.
Bánh được nướng trong khoảng 15 – 20 phút trong khoảng 180 độ C, lấy bánh ra rồi quét thêm một lớp hỗn hợp dầu mè lên trên. Cho lại bánh vào trong lò và nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 10 phút.
Một số lưu ý khi làm bánh trung thu nhân thập cẩm
Khuôn làm bánh
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều khuôn bánh để người dùng có thể sử dụng.
Khuôn lò xo: thường được nhiều người sử dụng với hơn 40 mặt hoa văn đi kèm, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo.
Khuôn nhựa cứng: giá thành rẻ hơn so với những loại khuôn khác nhưng kiểu dáng xưa cũ và lấy bánh ra khỏi khuôn cũng khó khăn.
Khuôn nhựa dẻo: tương tự như khuôn nhựa cứng nhưng khả năng chịu nhiêt cao hơn, nếu bạn làm bánh với các hình thù khác nhau, đặc biệt để dành cho trẻ thì có thể sử dụng khuôn này.
Khuôn gỗ: được sử dụng từ thời xa xưa, nhưng rất khó sử dụng, những người không có tay nghề sẽ làm bánh bị méo mó, không đẹp.
Cách bảo quản bánh
Bánh sau khi nướng khoảng 1-3 ngày sẽ bị xuống dầu, vỏ mềm và nâu. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức bánh. Bánh chỉ nên ăn trong khoảng từ 5 – 6 ngày sau khi làm xong, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng mùi hương sẽ không còn giữ được như ban đầu.
Chú ý tránh bảo quản dưới ánh nắng mặt trời, bảo quản nơi khô mát, bạn có thể cho thêm gói hút ẩm để không bị mốc.
Chúc các bạn thành công với món bánh nướng trong ngày lễ trung thu này nhé!!